Thành Lộc và những vai diễn 'đinh' gắn liền với sân khấu 'Ngày xửa ngày xưa'
Xem thêm'Nhiều người hỏi tôi làm kịch thiếu nhi lấy gì mà ăn?'
Xem thêmNSUT Thành Lộc, NSUT Hữu Châu và vở kịch có tên 'dài nhất quả đất'
Xem thêmKịch IDECAF đầu tư lớn cho 'Ngày xửa ngày xưa 31'
Xem thêmHành trình 16 năm Ngày Xửa Ngày Xưa – thương hiệu kịch quốc dân
Xem thêmCó thể nói, yếu tố hấp dẫn của chương trình Chuyện ngày xưa qua tài thiết kế đội hình của NSƯT Thành Lộc thời đó, đã tạc dấu ấn khó quên với khán giả nhỏ tuổi. Những khán giả đó ngày nay đã là phụ huynh và vẫn còn nhớ nhiều đến cái tên chung của nhóm, đó là “Nhóm Líu Lo”, nơi “anh Thành Lộc” là người dẫn chuyện cùng với 5 diễn viên: Mèo Ly Ly (Hoàng Trinh), Két La La (Thanh Thủy), Chú hề (Vũ Đình Toàn), Chó Lu Lu (Bạch Long). Tài năng kể chuyện và hóa thân vào các nhân vật của NSƯT Thành Lộc thời đó chính là điểm nhấn của Chuyện ngày xưa.
NSƯT Thành Lộc được mệnh danh là “phù thủy” của sân khấu. Một nghệ sĩ có thể hóa thân vào mọi kiểu nhân vật, làm người ta khóc cười đảo điên . Nhưng phía sau đó là những khát vọng vẫn đuổi đeo dù đã đi hơn nửa đời người.
“Tôi biết con đường mình đi, ôm đồm quá làm gì. Đã từng có những năm tôi làm việc trối chết, nhưng rồi khi bệnh thì uống thuốc hết trơn. Vậy bây giờ mình chọn sân khấu là chính, thì dốc sức cho nó, và tranh thủ hưởng thụ cuộc sống, thí dụ ngủ một giấc cho trọn vẹn, ngắm một cành hoa, uống một tách trà…Nói thật, tôi thích làm diễn viên đơn thuần hơn làm quản lý, để thỏa sức làm những gì mình muốn. Nhưng bây giờ…lỡ rồi, phải nghĩ tới bao nhiêu anh em đang cùng chung một nồi cơm, không thể thiếu trách nhiệm”.
Sau này, chúng tôi mới làm một chương trình lớn hơn và lấy tên là Ngày Xửa Ngày Xưa. Hồi đó mỗi lần diễn xong, các cháu thiếu nhi tràn lên sân khấu ôm mình, có cháu hỏi tôi: "Có phải chú là anh Thành Lộc không?", các cháu quen gọi tôi là "anh Thành Lộc" đến độ nó trở thành một cái tên chứ không còn là ngôi thứ nữa. Một khoảng thời gian rất dài cho đến bây giờ, mặc dù "anh Thành Lộc" không còn xuất hiện ở Ngày Xửa Ngày Xưa với tư cách người dẫn chuyện nữa nhưng đó vẫn là cái tên không thể thiếu trong chương trình này.
NSƯT Thành Lộc bắt đầu kể: Ngày Xửa Ngày Xưa xuất phát từ chương trình Chuyện Ngày Xưa. Lúc đó đài truyền hình muốn mời tôi về làm nhân vật kể chuyện. Nhận được lời mời, tôi nghĩ luôn đến việc rủ một vài nghệ sĩ cùng sát cánh để lập nhóm. Nếu có một nhóm cùng kể với mình, cùng hóa thân thành các con vật mà thiếu nhi yêu thích, các cháu sẽ nhớ và thương mình nhiều hơn. Từ đó mới có nhóm Líu Lo. Không ngờ các vở diễn của chúng tôi lại được các cháu thiếu nhi vô cùng yêu thích.
Tấm Cám là số đầu tiên của Ngày Xửa Ngày Xưa, đối với thiếu nhi lúc bấy giờ, đó là một sân khấu vô cùng hoành tráng. Thời điểm đó, không chỉ có Tấm Cám nhưng vì nó là chuyện cổ tích Việt Nam lại rất vui nhộn nên dễ để các cháu nhớ hơn. Chứ chúng tôi có rất nhiều vở mà nội dung kịch bản hay hơn, dàn dựng hoành tráng và cũng được khán giả yêu thích nhiều không thua gì Tấm Cám, chẳng qua vì ấn tượng ban đầu thường rất sâu đậm.
Bây giờ nhìn lại tôi vẫn nghĩ nếu có cơ hội mình sẽ làm Tấm Cám hay hơn chứ hồi đó mọi thứ hồi đó còn thô sơ lắm. Thực ra diễn cho trẻ con nên chúng tôi cũng làm có chừng có mực, trong một cái phạm vi có thể cho phép để các cháu tiếp nhận nó một cách thẩm mỹ.
Tác phẩm kể câu chuyện cổ tích về hành trình chị em song sinh Thiên Ngân và Thiên Hà đi tìm Thủy Long kiếm và cha mẹ. Hai chị em có mẹ là công chúa Thủy Tề và cha là hoàng tử Thiên Long. Nhân vật Chim Hạc dẫn dắt khán giả vào câu chuyện xảy ra dưới lòng biển trong lần sinh nhật mười tám của công chúa Thủy Tề. Vua Thủy Tề bị thế lực Ma Vương hãm hại để đoạt ngôi. Công chúa gặp nạn và được hoàng tử Thiên Long cứu. Hai người nảy sinh tình cảm nhưng Thiên Long phải về trời để chịu phạt theo lệnh của tiên mẫu, công chúa và vua cha bị Ma Vương bắt giam. Chị em Thiên Hà và Thiên Ngân vừa sinh ra đã lưu lạc cha mẹ, được đặt trong nôi, dạt vào bờ và được vợ chồng ông lão bán dưa hấu tìm thấy rồi đem về nuôi dưỡng.
02/09/2019
Được đầu tư kỹ lưỡng về cảnh trí, trang phục, "Truy tìm Thủy Long Kiếm" tràn ngập những đại cảnh rực rỡ, hấp dẫn xuất hiện trên sân khấu lớn.
03/09/2019
Ngày xửa ngày xưa 31 là câu chuyện vui nhộn mang màu sắc Trung Đông và Ấn Độ. Đây là vở kịch được sân khấu IDECAF đầu tư lớn nhất từ trước đến nay.
04/09/2019
Hai đứa trẻ mồ côi có nguồn gốc hoàng gia sau bao nhiêu thăng trầm đã tìm lại được cha mẹ và ông ngoại, diệt trừ bọn xấu.